Trường THPT Nhân Chính xây dựng: Mục tiêu phát triển toàn diện giáo dục – Trường học hanh phúc

0

Trường THPT Nhân Chính xây dựng: Mục tiêu phát triển toàn diện giáo dục – Trường học hanh phúc

Ngày 24/8/2024, tại Vĩnh Phúc, diễn ra Hội nghị triển khai Hội nghị năm học 2024-2025 và tập huấn chuyên đề “Trường học hạnh phúc” do trường THPT Nhân Chính tổ chức.

 

Hội nghị là diễn đàn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để xây dựng trường học hạnh phúc trong trường THPT Nhân Chính. Từ đó cùng thảo luận, kết nối và mong muốn đưa “hạnh phúc” vào trong nhà trường.

Về với Hội nghị có đ/c TS. Nguyễn Ngọc Ân – UV Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam tới chia sẻ, trao đổi với tập thể sư phạm nhà trường với chủ đề “THPT Nhân Chính – Hướng tới trường học hạnh phúc”.

 

Căn cứ Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 18/8/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chương trình 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch giai đoạn 2021-2025”; Quyết định 1468/QĐ-SGDĐT ngày 11/6/2024 của Sở GDĐT ban hành bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc cho các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 2245/KH-SGDĐT ngày 2/7/2024 về việc triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cũng chính vì mục tiêu phát triển con người toàn diện, nên trong trường học, không chỉ riêng vấn đề học tập mà còn cần phát triển nhiều năng lực của học sinh. Theo các ý kiến tại hội nghị, trường học cần tạo môi trường lý tưởng để phát huy các điểm mạnh của học sinh.

  1. Nguyễn Ngọc Ân cũng cho rằng, thầy cô nên làm cho việc học tập không còn là “nỗi khiếp sợ”, không còn là “cực hình”, trái lại, hãy làm cho học sinh thấy vui khi đến trường, lúc đó các em sẽ chịu học, thích học và dần tiến bộ. Quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân không có học sinh hư, trách nhiệm của thầy cô là kết nối ấm áp và chuyển hóa, giúp các em thay đổi dựa trên điểm mạnh và tích cực. Điều các con cần là học nhiều những giá trị và kỹ năng khác nhau của cuộc đời để sau này trở thành người lao động có học, làm việc chăm chỉ, biết sống và sống như một con người thực sự – một con người bình thường biết trân trọng hạnh phúc dù nhỏ bé mà cuộc đời đã trao cho, bằng chính sức lao động của mình…”.

 

Cô Nguyễn Phương Lan (Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, đối tượng cô luôn hướng tới để thay đổi là phụ huynh. Trong nhiều năm công tác tại trường, cô luôn gần gũi, trao đổi, chia sẻ trực tiếp thay đổi quan điểm, tư tưởng của họ.

“Phụ huynh là người đồng hành, chia sẻ, hiểu và giúp đỡ thầy cô. Nếu phụ huynh không thay đổi, vẫn đòi hỏi con cái và tạo áp lực cho thầy cô thì sẽ rất khó xây dựng được một trường học hạnh phúc”, cô Phương Lan chia sẻ.

Để xây dựng được một môi trường hạnh phúc, Tiến sĩ cho rằng, giáo viên không chỉ dạy học mà còn là một nhà tâm lý, là người truyền cảm hứng. Bởi học sinh phổ thông ở mỗi giai đoạn độ tuổi có những đặc điểm tâm lý rất đặc trưng. Thầy cô giáo không hiểu được tâm lý của trẻ thì sẽ không thấu hiểu cảm xúc, từ đó thiếu đi sự đồng cảm, yêu thương, không thể giúp trẻ học và phát triển bản thân.

Điều quan trọng, giáo viên trở thành nhà tâm lý còn là để hiểu chính con người mình – hiểu điểm mạnh – điểm cần phát triển – để sống hài hòa với bản thân – từ đó xây dựng đời sống và công việc hạnh phúc cho mình.

Trường học hạnh phúc không phải là một khái niệm cũng không phải là một mô hình. Trường học hạnh phúc là cách thức vận hành một trường học để thực hiện được mục tiêu giáo dục “vì sự tiến bộ của con người học sinh”. Nơi đây là một bầu không khí nóng ấm trong mối quan hệ giữa con người và con người, là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên đều thấy an toàn, yêu thương, tôn trọng và được hiểu, được có giá trị. Học sinh cảm nhận được hạnh phúc và trở thành động lực nội tại, các em hứng thú học tập, sáng tạo, từ đó mỗi trò đều tiến bộ và nên người./.